KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - THÔNG TIN
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa:
Dọn tổ đón phượng hoàng
Cuối năm 2017, dưới sự kêu gọi từ Thủ tướng Chính phủ về việc đưa Việt Nam rở thành một trong những cường quốc về phát triển công nghiệp ô tô / máy công nghiệp tại Châu Á và sự cam kết đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn lớn như Trường Hải (Thaco), Vinfast (VinGroup), nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài , Thủ tướng cũng nêu rõ về những cam kết về mặt chính sách, hạ tầng, và cơ chế thông thoáng tạo điều kiện cho những tập đoàn công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Ông cũng sử dụng cụm từ “Dọn tổ đón phượng hoàng” để thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chào đón các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ô tô / máy công nghiệp/ tự động hóa quá trình sản xuất.
Theo Hội Tự động hóa Việt Nam, trong những năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực công nghệ cao về điều khiển và tự động hóa tăng rất nhanh, chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI, các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện, dầu khí... Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu đào tạo ngành này đến năm 2020 đã lên đến 25.000 người.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực ngành cũng phát sinh từ yêu cầu sản xuất của các hãng lớn như: Intel, Canon... Chỉ tính riêng tập đoàn Samsung, đã tuyển tới 10.000 kỹ sư vào tháng 4/2015 và 6.000 kỹ sư trong tháng 5/2016. Hiện tại nhân lực 2 nhà máy SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) đã lên tới hơn 110.000, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng tháng.
Trong khi đó, tại Việt Nam có khoảng 30 cơ sở đào tạo về cơ sở điều khiển và tự động hóa với quy mô đào tạo hàng năm ước tính khoảng xấp xỉ 3000 kỹ sư, cử nhân công nghệ ra trường. Như vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường trong lĩnh vực này của cả nước cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của riêng thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận thức được nhu cầu của xã hội và thực hiện theo chiến lược phát triển 2017-2026 tầm nhìn 2035, kể từ năm học 2018 - 2019, Viện Đại học Mở đã quyết định mở ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa và giao cho Khoa Công nghệ Điện tử - Thông tin là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý.
Trong quá trình xây dựng chương trình, Nhà trường nhận được rất nhiều đơn đặt hàng đào tạo từ các công ty như FPT Automative, Samsung, các công ty của Nhật Bản,...v..v..
Theo các khảo sát gần đây nhất, mức lương khởi điểm ra trường của một kỹ sư tự động hóa, chưa có kinh nghiệm và vượt qua vòng thi tuyển dụng trung bình đạt 15 triệu/ tháng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Điều khiển và Tự động hóa có thể ứng tuyển các vị trí việc làm sau đây:
1. Kỹ sư vận hành/bảo trì/bảo dưỡng thiết bị, phần cứng, hệ thống điều khiển và tự đông hóa.
2. Kỹ sư triển khai các hệ thống điều khiển và tự động hóa.
3. Kỹ sư phát triển phần mềm ứng dụng trong các thiết bị, hệ thống điều khiển và tự động hóa.
4. Giảng viên giảng dạy bậc cao đẳng, trung cấp (cần có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
5. Kỹ sư hướng dẫn thực hành/thí nghiệm.
6. Kỹ sư ô tô.
7. Kỹ sư các dây chuyền tự động hóa xí nghiệp.
8. Chuyên viên nghiên cứu/phát triển các hệ thống tự động hóa, hệ thống nhúng.
9. Kỹ sư sửa chữa, vận hành thang máy.
10. Kỹ sư hệ thống máy công nghiệp.
Như vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là một ngành được đặc biệt quan tâm, được xác định là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa có rất nhiều cơ hội, vị trí việc làm với mức lương hấp dẫn.
Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Mã ngành: 7510303
Website: feit.hou.edu.vn
Hotline: 0912077705 - 0904030279
Khoa Công nghệ Điện tử - Thông tin - Cơ sở đào tạo 422 Vĩnh Hưng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024.38681362 / 024.35540248 / 024.35542610